Cách nhuộm thủy ấn trên lụa tơ tằm

Nhuộm thủy ấn là một phương pháp nhuộm tự nhiên tạo ra những mẫu thiết kế tinh tế và đẹp mắt trên chất liệu lụa tơ tằm. Phương pháp này đã tồn tại từ lâu đời và đến nay vẫn được ưa chuộng trong hội họa và cả ngành thời trang. Trong bài viết này, hãy cùng Silky tìm hiểu về cách nhuộm thủy ấn trên lụa tơ tằm nhé.

Thủy ấn là gì?

Thủy Ấn (Water Marbling) là một phương pháp thiết kế hoa văn trên bề mặt nước, tạo ra các tác phẩm với hoạ tiết tương tự như đá cẩm thạch mịn bằng cách sử dụng thuốc nhuộm, dung dịch lỏng hoặc màu nước với cọ vẽ. Bằng cách thả từng giọt màu vào chất lỏng và di chuyển nhẹ nhàng, họa sĩ tạo ra các hình vẽ lan tỏa như khói trên mặt nước. Màu mực nổi lên mặt nước và tạo ra các hoa văn độc đáo.

Thủy ấn là một phương pháp thiết kế hoa văn độc đáo
Thủy ấn là một phương pháp thiết kế hoa văn độc đáo

Sau đó, tác phẩm được in cẩn thận lên bề mặt của chất liệu thấm nước như giấy hoặc vải và được phơi khô. Trong suốt nhiều thế kỷ, kỹ thuật in thủy ấn đã được ứng dụng vào nhiều loại chất liệu khác nhau. 

Các sản phẩm in thủy ấn thường được sử dụng để làm mặt giấy viết thư pháp, bìa sách, các trang giấy vân gấm trong sách và đến giờ là các loại vải, sản phẩm trong ngành thời trang. Sự hấp dẫn của in thủy ấn nằm ở việc mỗi bản in đều là một tác phẩm độc nhất.

Lịch sử của thủy ấn họa

Trong khu vực Á Đông, nghệ thuật tạo màu nổi trên bề mặt dung dịch được cho là đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 ở các khu vực đại Iran và Trung Á. Có thể rằng nó đã xuất hiện lần đầu tiên trong triều đại Timurid, đặc biệt là tại thành phố Herat, ngày nay thuộc Afghanistan. 

Có các nguồn cho rằng phương pháp này có thể liên quan đến các phương pháp truyền thống của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể để minh chứng.

Thủy ấn họa đã có từ lâu đời
Thủy ấn họa đã có từ lâu đời

Ở châu Âu, vào thế kỷ 17, du khách từ châu Âu khi đến Trung Đông đã thu thập mẫu giấy và bản in thủy ấn để mang về. Khi kỹ thuật in thủy ấn lan rộng đến châu Âu, chúng trở thành vật liệu làm giấy bìa phổ biến không chỉ cho bìa sách mà còn để lót rương, ngăn kéo và giá sách.

Đến thế kỷ 21, kỹ thuật in thủy ấn vẫn được sử dụng và phát triển, áp dụng cho vải và các bề mặt không gian ba chiều, cũng như giấy. Ngoài các ứng dụng truyền thống, các nghệ sĩ hiện đại cũng sử dụng phương pháp này như một kỹ thuật vẽ tranh.

Cách nhuộm thủy ấn trên lụa tơ tằm

Phương pháp họa thủy (Thủy ấn) có cách thực hiện đặc biệt, khác biệt với nghệ thuật in, thêu và vẽ màu trên lụa. Quá trình họa thủy bắt đầu bằng việc họa sĩ thả màu lên mặt nước, thực tế là một loại dung dịch đặc biệt được sử dụng trong phương pháp này. Sau đó, họa sĩ di chuyển nhẹ nhàng các vệt màu theo sáng tạo của mình để tạo ra các hình ảnh mong muốn. 

Mặc dù họa sĩ có thể điều khiển màu sắc và sử dụng kỹ thuật di chuyển theo ý muốn, nhưng một phần nhỏ sự chuyển động tự nhiên của mặt nước cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo hình.

Điều khó khăn trong phương pháp họa thủy so với các phương pháp in, thêu và vẽ trên vải khác không chỉ yêu cầu họa sĩ có tính sáng tạo cao, mà còn đòi hỏi khéo léo trong việc điều chỉnh mặt nước, tốc độ và hướng di chuyển của màu sắc. 

Họa sĩ cần kiểm soát cẩn thận các đường nét, đưa đẩy màu để đạt được hình ảnh mong muốn và đồng thời tận dụng tối đa sự mềm mại và uyển chuyển đặc trưng của dòng nước.

Thủy ấn họa - Thả màu trên nước
Thủy ấn họa – Thả màu trên nước

Cách nhuộm thủy ấn

Cách nhuộm thủy ấn trên lụa tơ tằm có các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và công cụ

  • Chuẩn bị khay đựng nước, dung dịch keo, vải lụa (với Silky là lụa 100% tơ tằm cao cấp Bảo Lộc-Lâm Đồng), màu nước và các công cụ liên quan.
  • Pha chế màu nước và lựa chọn màu sắc phù hợp cho thiết kế.

Bước 2: Lên ý tưởng và tạo hình

  • Lên ý tưởng cho hoa văn mong muốn trên vải.
  • Rắc hoặc nhỏ từng giọt màu lên bề mặt dung dịch trên khay để tạo hoa văn theo ý muốn.
  • Đây là giai đoạn yêu cầu sự chính xác cao và cần tập trung, vì một sai sót nhỏ có thể khiến quá trình thất bại và phải bắt đầu lại từ đầu.

Bước 3: In hoa văn lên vải lụa

  • Nhúng vải lụa vào bề mặt dung dịch, đảm bảo hoa văn có thể nằm đều trên vải.
  • Chờ một thời gian ngắn để màu nước và hoa văn được thẩm thấu vào vải lụa.

Bước 4: Rửa và phơi khô

  • Nhấc vải lụa từ khay ra để ráo nước và phơi khô tự nhiên.
  • Đảm bảo vải lụa không bị nám màu hoặc hư hỏng trong quá trình này.

Cuối cùng: Tạo hoa văn cuối cùng

  • Họa sĩ vẽ hoa văn và chi tiết cuối cùng lên vải đã được thủy ấn.

Qua cách nhuộm thủy ấn trên lụa tơ tằm sẽ tạo ra những tác phẩm đẹp mắt với hoa văn độc đáo kết hợp sự tinh tế của chất liệu lụa tơ tằm. Mong rằng, Silky đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm ra loại vải thủy ấn đặc biệt này.

0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng