Các phương pháp nhuộm tự nhiên ngày càng phổ biến và được ưa chuộng bởi đặc điểm an toàn, lành tính, thân thiện với con người và thiên nhiên. Vậy có những phương pháp nhuộm tự nhiên nào, quy trình nhuộm vải tự nhiên gồm những bước ra sao? Hãy cùng Silky tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Màu nhuộm tự nhiên là gì?
Thuốc nhuộm tự nhiên có thể hiểu là màu nhuộm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: thực vật, khoáng chất, côn trùng. Phần lớn thuốc nhuộm tự nhiên là thuốc nhuộm từ thực vật. Các bộ phận được sử dụng chủ yếu là: rễ, quả mọng, vỏ cây, lá và gỗ. Ngoài ra, nấm và địa y cũng là thành phần của một số màu nhuộm. Có hơn 500 loài thực vật được sử dụng để làm thuốc nhuộm. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc nhuộm này đều cần chất gắn màu để có thể giữ màu trên các loại sợi dệt.
Thuốc nhuộm tự nhiên hầu hết đều an toàn, có thể phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường và làn da. Tuy nhiên, một số thuốc nhuộm cũng có thể gây đột biến. Nhiều đột biến nguy hiểm có thể gây ung thư hoặc hen suyễn nếu thường xuyên hít bụi vải.
Ưu điểm của thuốc nhuộm tự nhiên
- Thuốc nhuộm tự nhiên có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với thiên nhiên và con người.
- Màu nhuộm tự nhiên có độ bóng, mềm, dịu mắt.
- Dễ dàng chiết xuất bằng cách đun sôi thân, lá, vỏ hoặc hoa trong nước.
- Có thể tạo ra nhiều màu khác nhau bằng cách phối hợp các nguyên liệu.
- Vải nhuộm tự nhiên hấp thụ tia cực tím tốt hơn.
- Nhiều loại thuốc nhuộm tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, an toàn.
Nhược điểm của thuốc nhuộm tự nhiên
- Rất khó để tạo ra màu sắc giống nhau hoàn toàn do nguyên liệu thay đổi theo mùa, giai đoạn sinh trưởng,…
- Cần chất gắn màu để giữ màu vài.
- Thuốc nhuộm tự nhiên đắt tiền, độ bền màu không cao.
- Màu nhuộm tự nhiên có thể thay đổi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mồ hôi và không khí.
- Nhuộm tự nhiên có năng suất thấp, yêu cầu nhiều công sức, chi phí.
- Thời gian nhuộm tự nhiên lâu hơn nhuộm công nghiệp.
Quy trình nhuộm vải tự nhiên diễn ra như thế nào?
Phương pháp nhuộm vải tự nhiên đòi hỏi nhiều nhân công và chi phí. Do đó, phương pháp này hiện chỉ được thực hiện tại một số làng nghề truyền thống, không được sử dụng tại các khu công nghiệp. Quy trình nhuộm vải thủ công bao gồm 2 bước chính như sau:
Nấu chuội. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhuộm vải thủ công giúp loại bỏ các tạp chất còn bám trên vải. Người thợ nhuộm sẽ sử dụng xà phòng oleic hoặc oxi hóa để tẩy đi màu tự nhiên của sợi vải. Nhờ đó, vải cũng lên được màu sắc chính xác hơn.
Nhuộm vải: Sau khi vải được tẩy màu, người thợ sẽ tiến hành nhuộm vải. Tấm vải muốn đẹp, dung dịch màu nhuộm cần phải pha chế theo đúng tỷ lệ. Đun nóng dung dịch ở 90 độ, khuấy đều và cho vải vào màu nhuộm. Người thợ nhuộm cũng có thể sử dụng guồng quay để vải thấm đều màu nhuộm.
Để màu nhuộm được đều hơn, vải không chỉ được nhúng màu một lần. Có thể nhuộm từ 2 đến 3 lần, cho đến khi nào màu sắc lên đúng và đều là được. Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được đem đi phơi khô tự nhiên trong không khí.
Các phương pháp nhuộm tự nhiên
- Phương pháp nước: Các thành phần được đun sôi với nước mềm ở nhiệt độ 100 ° C. Màu nhuộm thu được sau quá trình đun sôi sẽ được dùng trực tiếp để nhuộm vải.
- Phương pháp kiềm: Người thợ nhuộm sẽ thêm natri cacbonat hoặc natri hydroxit vào nước để tạo dung dịch kiềm 1%. Nguyên liệu cây nhuộm vải sau đó được đun trong dung dịch này và lọc lấy nước màu.
- Phương pháp axit: Chuẩn bị dung dịch axit 1% bằng cách thêm HCL vào nước mềm. Nhập liệu nhuộm cũng được đun sôi ở 100 ° C và lọc
- Phương pháp cồn: Với phương pháp này, vật liệu nhuộm được đun sôi cùng rượu và nước với tỉ lệ 1:1 để làm màu nhuộm.
Trên đây là bài viết về các phương pháp nhuộm tự nhiên, mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về màu nhuộm, quy trình nhuộm và phương pháp nhuộm vải chuẩn tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác trên website của SilkyVietnam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.