Phân biệt vải tơ tằm và vải tơ lanh

Vải tơ tằm và vải tơ lanh là hai dòng vải được nhiều chị em ưa chuộng bởi tính chất vải mát mẻ, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên mỗi loại vải lại có những đặc tính và tính chất riêng biệt. Theo dõi bài viết dưới đây của Silky để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại vải này để luôn là người tiêu dùng thông thái nhé.

Cả hai loại vải tơ tằm và tơ lành đều có lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm trước, mỗi loại đều có những ứng dụng tuyệt vời đối với đời sống hiện nay, vậy bạn đã biết về đặc tính và nguồn gốc của chúng chưa? 

Tìm hiểu về vải tơ lanh

Về nguồn gốc, vải tơ lanh được cho là xuất hiện lần đầu tại Ai Cập cổ đại sau đó phát triển rộng ra Ireland và Hylap. Sợi lanh là dạng sợi nguyên sơ từ vỏ của cây lanh, chiều dài khoảng 25 đến 150mm, đường kinh khoảng từ 12 μm đến 16 μm. Vải tơ lanh thường được chia làm 2 loại sợi đó là: sợi tơ ngắn dùng cho vải thô và sợi tơ dài dùng cho những loại vải cao cấp. 

Vải lanh được dệt từ sợi lanh là dạng sợi nguyên sơ từ vỏ của cây lanh, chiều dài khoảng 25 đến 150mm, đường kinh khoảng từ 12 μm đến 16 μm.
Vải lanh được dệt từ sợi lanh là dạng sợi nguyên sơ từ vỏ của cây lanh

Vải lanh trước đây được dệt theo cách quay tơ, cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trong ngành may mặc thì đã có các loại máy móc hiện đại, chuyên dụng cho việc dệt tơ lanh thành những thố vải lớn. Qua đó, giúp cho việc cung cấp được lượng vải tơ lanh tối đa cho thị trường. Nếu trước đây vải tơ lanh được làm từ nguyên liệu là các phần vỏ, xơ hoặc là sợi của cây lanh là nguyên liệu chính thì hiện nay vẫn cây lanh làm nguyên liệu chính nhưng đã có pha thêm màu hóa học, do đó vải tơ lanh có  mẫu mã đa dạng hơn hoa văn cũng phong phú và bắt mắt hơn nhiều.

Các loại vải lanh thường có độ bóng tự nhiên cao, màu sắc tự nhiên của chúng có thể thay đổi từ màu trắng ngà, nâu vàng, hoặc màu xám. Vải tơ lanh trắng tinh được tạo ra bằng cách tẩy trắng mạnh. Vải lanh thường có tính chất dày và mỏng với cảm giác xoăn, nhám, nhưng nó cũng có thể thay đổi từ cứng đến thô, mềm đến mịn. Khi xử lý đúng cách vải lanh có khả năng hấp thụ nước và xả nước nhanh chóng, nó có thể đạt độ ẩm lên đến 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt cho người dùng. 

Vải lanh được đánh giá cao vì độ bền, chắc và là trong số ít các loại vải ướt lại chắc hơn khi khô ráo.

phan-biet-vai-to-tam-va-vai-to-lanh-1
phan-biet-vai-to-tam-va-vai-to-lanh-1

Đôi nét về lụa tơ tằm

Nguyên liệu chính để làm ra lụa tơ tằm đó chính là nhộng tằm ăn lá dâu. Từ công đoạn chăm tằm phải tạo môi trường, không gian thoải mái để tạo ra những sợi tơ chất lượng, tốt nhất. Đây được xem là công đoạn khó nhất và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, công phu của người chăm tằm.

Tằm sau khi trưởng thành sẽ được bắt lên kén để bắt đầu quá trình nhả tơ. Quá trình này thường mất từ 3 – 4 ngày để tạo tơ. Về cơ bản, tơ là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt, trong suốt, được hình thành từ chính tuyến nước bọt của con tằm, khi tiếp xúc với không khí, chất lỏng này sẽ đông cứng lại và tạo thành sợi tơ. 

Sau thời gian một tuần, sau khi tằm nhả tở là khoảng thời gian tốt nhất để ươm tơ. Kén tằm sau khi hình thành nếu theo tự nhiên chúng sẽ biến thành con ngài, cắn lớp vỏ chui ra. Vì thế, cần làm bong áo kén bằng cách thả vào nước sôi để làm mềm, giúp kén  tự bong ra ngoài. Sau đó, nghệ nhân sẽ tiếp tục phần kéo sợi, chập 10 sợi tơ thành mooth, quấn phần sợi sau khi kéo vào phần thoi quấn con thoi, rồi dệt đi dệt lại thành khổ vải tơ tằm mộc. 

Tùy vào chất lượng tơ, phần trăm tơ tằm sử dụng, dệt nổi hay dệt trơn, chìm mà lụa tơ tằm có nhiều loại độ dày mỏng, nặng nhẹ cũng vì thế mà khác nhau. 

Bước cuối cùng để tạo ra một tấm lụa tơ tằm cao cấp, hoàn mỹ đó chính là nhuộm màu. Các nguyên liệu nhuộm màu có thể lấy từ tự nhiên như: hoa, lá, vỏ cây, các loại củ có màu nổi bật. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghiệp cũng có nhiều loại hóa chất hóa học tạo ra những tấm vải lụa có màu sắc đa dạng, sắc nét.

Nguyên liệu chính để làm ra lụa tơ tằm đó chính là nhộng tằm ăn lá dâu.
Nguyên liệu chính để làm ra lụa tơ tằm đó chính là nhộng tằm ăn lá dâu.

So sánh điểm giống và khác nhau của vải tơ tằm và vải lanh

Những điểm giống nhau giữa vải tơ tằm và vải lanh

  • Cả hai loại vải tơ tằm và vải tơ lanh đều có cảm giác bề mặt mịn màng, cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người mặc.
  • Cả hai loại vải này đều có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, hiệu quả.
  • Khả năng ít bám bụi bẩn rất tốt. 
  • Vì đều là những nguyên liệu tự nhiên lấy từ động thực vật nên tơ tằm và và tơ lành đều rất thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Những điểm khác nhau giữa vải tơ tằm và vải lanh

Vải tơ lanh có tính chất như sau:

  • Vải có độ co giãn nhiều.
  • Trong quá trình sử dụng vải sợi lanh dễ bị đứt đoạn.
  • Vải tơ lanh không tự suông phẳng trong quá trình sử dụng.
  • Giá thành của vải tơ lanh thấp hơn so với vải tơ tằm.

Những tính chất của vải tơ tằm:

  • Vải tơ tằm không có độ co dãn.
  • Khi có hơi người thì vải lụa tơ tằm sẽ tự suông và thẳng ra.
  • Giá thành của vải lụa tơ tằm tương đối cao. 
Điểm khác biệt giữa vải tơ tằm và vải lanh là vải tơ tằm khi có hơi người thì vải lụa tơ tằm sẽ tự suông và thẳng ra.
Điểm khác biệt giữa vải tơ tằm và vải lanh là vải tơ tằm khi có hơi người thì vải lụa tơ tằm sẽ tự suông và thẳng ra.

Trên đây là những thông tin hữu ích của Silky giúp bạn biết cách phân biệt giữa vải tơ tằm và vải tơ lanh. Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để lựa chọn cho mình loại vải ưng ý và phù hợp với mình nhất. 

 

viVietnamese
0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng