Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc lụa tơ tằm và quy trình sản xuất đạt chuẩn

Lụa tơ tằm là loại vải cao cấp, được nhiều người lựa chọn trong thiết kế thời trang và nội thất. Lụa tơ tằm óng ả, sang trọng, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà ít loại vải nào có được. Không những vậy, quá trình sản xuất lụa tơ tằm cũng vô cùng phức tạp giúp củng cố chất lượng và thương hiệu của chúng. Trong bài viết này, hãy cùng SilkyVietnam tìm hiểu nguồn gốc lụa tơ tằm cũng như quy trình sản xuất lụa tơ tằm đạt chuẩn diễn ra như thế nào nhé. 

Lụa tơ tằm là gì?

Vải lụa là loại vải được dệt thành từ các loại sợi tự nhiên như: tơ sen, tơ tằm, có thể kết hợp cùng các loại sợi tổng hợp hoặc không. Thành phần, cách xử lý, quy trình dệt khác nhau sẽ tạo ra các loại lụa khác nhau. Mỗi loại lại có nguồn gốc và đặc trưng riêng biệt. Trong đó, lụa tơ tằm được coi là loại vải cao cấp nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. 

nguồn gốc lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm có nhiều ưu điểm vượt trội

Đối với tơ tằm tự nhiên, Fibroin chiếm tỷ lệ cao khoảng 75%. Đây là thành phần giúp lụa tơ tằm bóng mượt, mịn và nhẹ hơn hẳn so với các loại vải thông thường. Tơ tằm là loại sợi tự nhiên bền chắc nhất. Sợi tơ tằm đạt chuẩn có độ bóng cao, tính bền và độ thẩm mỹ vượt trội. Bên cạnh đó, tơ tằm còn được yêu thích bởi đặc tính thoáng mát, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Những trang phục lụa tơ tằm luôn được yêu thích, giúp người mặc trông sang trọng, tự tin và luôn thoải mái.

Nguồn gốc lụa tơ tằm

Lịch sử lụa tơ tằm tương truyền bắt nguồn từ Trung Quốc. Chất liệu tơ tằm đã được phát hiện có mặt tại đây khoảng 6000 năm trước Công Nguyên. Xưa kia, vải lụa là loại vải cao cấp được sử dụng để may trang phục cho vua chúa, quan lại và giai cấp quý tộc xưa như một cách để thể hiện quyền uy và giàu có. Vải lụa tơ tằm cũng trở thành một mặt hàng xuất khẩu, là nguồn thu lớn cho Trung Quốc, nổi tiếng với con đường tơ lụa.  Đây cũng là lý do các vị vua Trung Hoa luôn tìm cách giữ nghề trồng dâu nuôi tằm như một bí mật quốc gia. Tuy nhiên sau này, công nghệ trồng dâu nuôi tằm đã bị rò rỉ, lụa tơ tawmf có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.  

Ở Việt Nam, ngành trồng dâu nuôi tằm được phát hiện có từ thời vua Hùng thứ 6. Tương truyền công chúa Thiều Hoa đã truyền dạy cho nhân dân làng Cổ Đô, trở thành bà tổ nghề dệt Việt Nam. Ngày nay, vải lụa tơ tằm vẫn tồn tại với những làng nghề nổi tiếng như Vạn Phúc, Phùng Xá, Mã Mây, Bảo Lộc,…

nguồn gốc lụa tơ tằm
Bảo Lộc là một trong những làng nghề nổi tiếng tại Việt Nam

Tại Châu Âu, lụa tơ tằm được sản xuất mạnh nhất ở Ý, nổi tiếng với các thành phố như  Lucca, Venice và Florence. Ngoài ra, các nước như Pháp và Tây Ban Nha cũng rất nổi tiếng với nghề sản xuất lụa tơ tằm. 

Ưu điểm của lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là loại vải cao cấp, được ứng dụng nhiều trong thiết kế thời trang và nội thất. Đây là loại vải mang nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Độ thẩm mỹ cao
  • Bề mặt mềm mại, bóng mượt
  • Thoáng khí, thấm hút mồ hôi
  • Vải có tính bền cao

Nhược điểm của lụa tơ tằm

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, lụa tơ tằm cũng tồn tại một số nhược điểm khiến loại lụa này chưa được phổ biến đối với nhiều người sử dụng. Ba nhược điểm lớn nhất của lụa tơ tằm là

  • Giá thành cao
  • Dễ nhăn, dễ xước, hỏng
  • Lụa bị tích điện, dễ bám vào da mùa đông. 

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Nhiều người thắc mắc liệu lụa tơ tằm được sản xuất như thế nào. Hãy cùng SilkyVietnam tìm hiểu 4 bước cơ bản trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm nhé. 

Trồng dâu nuôi tằm

Thức ăn nuôi tằm là câu dâu tằm – một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Chúng có thể phát triển tốt trên nhiều loại địa hình. Có hai cách trồng dâu tằm là trồng cây non hoặc trồng từ cành dâu. Thời gian thu hoạch trung bình kéo dài 4 – 6 tháng. tuổi thọ của cây dâu kéo dài khoảng 15 – 20 năm. 

Theo kinh nghiệm của bà con nuôi tằm, tằm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Nằm ngoài khoảng nhiệt này, tơ tằm sẽ bị giảm chất lượng. Thức ăn duy nhất của tằm là lá dâu. Lá dâu thu hoạch phải tươi, xanh đậm và nhiều nhựa. Mỗi lần cho ăn, cần cắt nhỏ lá dâu và chỉ cho ăn khi tằm còn thức. 

Tằm nhả tơ tạo kén

Bước tiếp theo của quy trình sản xuất lụa tơ tằm là giai đoạn tằm nhả tơ tạo kén.Tằm khi đã chín vàng sẽ được bắt lên né để nhả tơ tạo kén. Mỗi con tằm sẽ được bỏ vào một ô riêng, đem để dưới nắng nhẹ. Nắng nhẹ sẽ giúp là khô kén tằm, giúp kén có màu vàng đẹp hơn.

nguồn gốc lụa tơ tằm
Kén tằm sau khi thu hoạch

Quá trình nhả tơ đóng kén sẽ kéo dài từ 3 đến 8 ngày. Nước bọt của tằm có chất đặc biệt chứa protein. Do vậy khi gặp không khí, nước bọt sẽ khô và tạo thành các sợi tơ. Khi việc nhả tơ kết thúc, kén sẽ được thu hoạch và thực hiện các bước xử lý tiếp theo.

Ươm tơ

Kén tằm sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ các kén bẩn, thối, hỏng,… Những kén nhiều tơ, đồng đều về kích thước sẽ được đem đi ươm tơ. Quá trình này phải thực hiện thật nhanh trong vòng khoảng 10 ngày để tránh con ngài già sẽ cắn đứt tơ để hóa bướm. Lúc này, kén tằm sẽ hoàn toàn vô dụng và bị vứt bỏ. 

Ở giai đoạn này, kén tằm sẽ được nấu sôi để loại bỏ phần keo secirine giúp kén mềm hơn, thuận lợi cho việc rút tơ. Kén được cho vào nồi nước có miệng rộng, khuấy đến khi nổi lên. Lúc này các con suốt sẽ được chuẩn bị để rút tơ ra từ kén tằm. Các guồng tơ được đặt nằm ngang trên nồi nước sôi cho sợi tơ chạy từ các con suốt qua các guồng này.

Dệt vải

Sau khi lấy tơ từ kén tằm, người thợ sẽ bắt đầu se sợi dệt vải. Mật độ sợi vải khác nhau sẽ tạo ra các loại vải lụa khác nhau. Hiện nay, nhiều khu công nghiệp và nhà máy đã sử dụng máy móc để tăng năng suất dệt vải tuy nhiên nhiều nghệ nhân làm nghề lâu năm vẫn dệt lụa thủ công bằng khung cửi.

Nhuộm màu

Những tấm vải được dệt xong sẽ trải qua quá trình nhuộm màu. Xưa kia, vải sẽ được nhuộm từ các nguyên liệu từ thảo mộc tự nhiên. Các chất này sẽ không gây dị ứng và mẩn đỏ, thân thiện với làn da. Chính vì vậy, cách nhuộm truyền thống hiện nay vẫn được rất nhiều người yêu thích lựa chọn. 

Phương pháp sản xuất lụa tơ tằm đạt chuẩn cần trải qua nhiều công đoạn cầu kì, đòi hỏi nhiều sức lao động và kỹ năng thành thạo. Đó cũng là lý do lụa tơ tằm có giá thành khá cao. Người tiêu dùng không nên ham rẻ để tránh mua phải các loại lụa pha kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. 

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin về nguồn gốc lụa tơ tằm cũng như quy trình sản xuất lụa tơ tằm đạt chuẩn. Bạn cũng có thể đặt mua lụa tơ tằm cao cấp 100% tơ tằm nhuộm tự nhiên để làm quà cho người thân hoặc để đặt may các bộ trang phục yêu thích tại trang web của SilkyVietnam.

0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng