Cây mặc nưa nhuộm vải Lãnh Mỹ A – Chất liệu nhuộm từ thiên nhiên

Ngày nay, việc sử dụng rộng rãi các chất màu trong ngành công nghiệp thời trang và may mặc đang làm gia tăng hiện tượng ô nhiễm và các vấn đề về sức khỏe.  Nhận thức được điều đó, nhiều người đã chuyển sang phương pháp nhuộm màu tự nhiên. Trong bài viết này hãy cùng Silky tìm hiểu về một chất liệu nhuộm từ thiên nhiên – cây mặc nưa nhuộm vải Lãnh Mỹ A có quy trình như nào nhé. 

1. Trái mặc nưa là gì? 

Cây mặc nưa có tên khoa học là Diospyros mollis Griff. Trong dân gian, còn gọi cây mặc nưa với một số tên gọi khác như mắc nưa, Mac leua. 

                              Cây mặc nưa có nhiều tên khoa học khác nhau

Công dụng của cây mặc nưa không chỉ ở quả mà còn ở hoa và thân. Hoa của cây là hoa đơn tính, kích thước nhỏ, màu sắc vàng nhạt. Với hoa đực và hoa cái riêng biệt, trong đó hoa đực sẽ mọc thành xim ngăn, có phủ lông, mỗi cụm có ít hoa, chỉ từ 1 đến 3 hoa. Hoa cái sẽ mọc đơn độc ở nách lá.

Quả của cây mặc nưa có màu xanh tươi khi còn non, về sau sẽ ngả dần sang xanh đậm hay màu vàng hồng. Hình dạng quả là hình cầu, mỗi cây mặc nưa sẽ có khoảng 100 – 500kg quả mỗi năm, mỗi quả sẽ chứa khoảng 3 – 6 hạt.

Mắc nưa được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, nhiều nhất vùng Tân Châu, còn thấy trồng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Từ Quảng Bình trở vào có một cây rất gần mang tên cây mun cũng được khai thác như mặc nưa với cùng một công dụng.

2. Công dụng của cây mặc nưa nhuộm vải Lãnh Mỹ A

2.1. Cây mặc nưa chữa giun sán 

Theo dân gian, công dụng của cây mặc nưa đặc biệt là hạt mặc nưa được sử dụng làm thuốc trừ giun. Hạt mặc nưa khô sau khi ngâm trong nước sẽ được xay nhuyễn cùng nước, sử dụng như sinh tố và uống trong ngày. Hạt mặc nưa có tính bình, ít độc tố, an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. 

2.2. Thân cây dùng làm gỗ 

Mặc nưa cũng như cây mun chủ yếu cho gỗ màu đen cứng và bản dùng làm đồ mỹ nghệ và đóng các đồ gỗ quý. Gỗ cây mặc nưa có màu đen bóng đẹp, càng dùng lâu càng lên nước, thuộc dạng quý hiếm rất được ưa chuộng trong nghề mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ

2.3. Quả mặc nưa dùng để nhuộm 

Một trong những công dụng ít được biết đến là cây mặc nưa nhuộm vải. Trước đây nhân dân thường chỉ dùng cây mặc nưa nhuộm vải tơ lụa nhưng từ khi có hàng nylon, cây mặc nưa còn dùng nhuộm cả nylon. 

3. Quy trình nhuộm vải Lãnh Mỹ A từ quả mặc nưa 

An Giang – nơi nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống – nghề tơ tằm. Không có gì ngạc nhiên khi vùng Tân Châu là trung tâm sản xuất và buôn bán tơ tằm nổi tiếng Nam kỳ xưa. Khí hậu thích hợp thúc đẩy năng suất và chất lượng tơ tốt hơn những vùng khác.

                                                       Ươm tơ thủ công tỉ mỉ

Sau khi xử lý kén là giai đoạn ươm tơ. Hiện nay người thợ thủ công đã sử dụng một số máy móc, quy trình được cơ giới hóa để nâng cao năng suất và chất lượng tơ. Tơ thô sau đó được tháo ra từ các bó to để se lại thành sợi. Sau đó được dệt thành những tấm lụa

Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lãnh Mỹ A. Đây được coi là mặt hàng mà bất kỳ người phụ nữ nào thế kỷ XX cũng đều mơ ước và là niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu. Không chỉ vậy lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng với công thức nhuộm độc đáo.  Nó chỉ có màu đen huyền bóng và không phai màu. Nguyên liệu nhuộm màu không phải là các chất hóa học được pha chế mà từ nhựa quả mặc nưa. Cây mặc nưa nhuộm vải tạo nên nét độc đáo có một không hai của lụa Tân châu. Những quả mặc nưa sau khi thu hái được phân loại theo kích cỡ to nhỏ khác nhau, những quả chín bị loại bỏ. Vì chúng không có nhựa. Trái mặc nưa được đem về giã nát bằng cối đá hoặc máy nghiền sau đó hòa vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng. Tuy nhiên màu này sẽ chuyển sang màu đen do tiếp xúc với không khí. Dung dịch này được để lắng và gạn bỏ sau đó dùng để nhuộm vải. Cách dùng quả mặc nưa nhuộm vài tuy vất vả nhưng thành phẩm cho tấm lụa đen tuyền, bắt mắt. 

                           Lụa được nhúng vào dung dịch nước mắc nưa

Những tấm lụa sau khi được nhúng vào dung dịch nước mặc nưa sẽ được vắt kỹ và đem phơi nắng. Quy trinh này sẽ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhuộm rồi phơi để nhựa mặc nưa thấm vào từng sợi tơ. Trong điều kiện thời tiết bình thường, 40-45 ngày thì công đoạn nhuộm được hoàn tất. 

Sau khi phơi khô lụa được quấn thành từng cuộn và đem đi nện. Đây là công đoạn bắt buộc khi gia công giúp vải bóng và bền. Chưa dừng lại ở đó để có được một tấm lụa đen huyền bóng loáng, lụa còn trải qua các giai đoạn hồ, xà vất vả. Chính vì thế lụa Lãnh Mỹ A mang một nét đặc trưng riêng là khả năng không co giãn và không hút ẩm. Lãnh Mỹ A mặc vào mùa hè thì rất thoáng mát, mùa đông thì ấm áp. Lãnh luôn có một mặt bóng một mặt mờ. Bề mặt lãnh mịn màng, đen bóng, càng dùng lâu càng óng với hương thơm nhẹ đặc trưng. 

Vải lãnh A với sắc đen huyền bí
Vải lãnh A với sắc đen huyền bí

Chúng tôi SilkyVietNam tự hào là một thương hiệu lụa sạch chuẩn Việt, nguyên liệu 100% tơ tằm.  Lụa silky được nhuộm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên như một cách kết nối người mặc với thiên nhiên, tạo cảm giác gần gũi quen thuộc. 

Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn kiến thức bổ ích về cây mặc nưa nhuộm vải Lãnh Mỹ A. Vải Lãnh Mỹ A được nhuộm từ cây mặc nưa cùng phương pháp gia công truyền truyền thống giúp lưu giữ màu sắc, nét đặc trưng của lụaViệt. Để có thể tìm mua vải Lãnh Mỹ A nhuộm từ cây mặc nưa bạn có truy cập website của SilkyVietnam để đặt hàng cũng như tham khảo các thông tin hữu ích khác. 

 

viVietnamese
0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng