Bạn đã biết cách phân biệt vải lụa tơ tằm và vải gấm

Trong cuộc sống hiện đại ngày này, vải lụa tơ tằm và vải gấm rất được ưa chuộng bởi tính ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Mỗi loại vải có những ưu, nhược điểm riêng, bao gồm cả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hãy cùng Silky tìm hiểu về sự khác biệt của hai loại vải này thông qua bài viết dưới đây. 

Vải lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là loại sợi tự nhiên, được dệt từ sợi tơ của con sâu bướm hay còn gọi là con tằm. Sợi tơ tằm được đánh giá cao có tính chất mềm dẻo bậc nhất trong tất cả các loại sợi tự nhiên.

Để làm ra được tấm vải lụa tơ tằm cần phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ và tỉ mỉ. Đây cũng là lý do khiến cho chất liệu này có mức giá đắt đỏ và được xem là chất liệu “ thượng phẩm” tại các cửa hàng hay khu mua sắm.

Lụa tơ tằm mỏng nhẹ, có bề mặt mịn màng với thành phần chính là từ sợi tơ tằm. Đây là loại sợi tơ mảnh nhất, tiết diện gần giống với hình tam giác với độ bóng cao. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa khi được phản chiếu ánh sáng với nhiều góc độ khác nhau sẽ tạo nên vẻ óng ả, đặc trưng. 

Thành phần chính của sợi tơ tằm là Fibroin (chiếm đến 75% tơ), chất này được tạo ra từ quá trình nhả kén của những con tằm ăn dâu. Màu sắc phổ biến của sợi tơ tằm là màu trắng hoặc màu vani. Ngoài ra, còn một số loại tằm sống trong tự nhiên còn nhả ra tơ như: màu cam, xanh nhạt, nâu.

Lụa tơ tằm có lịch sử lâu đời, được biết đến với độ tuổi 6000 năm trước Công Nguyên. Đây cũng là chất liệu đắt đỏ và cao cấp, thường được tầng lớp vua chúa, quan lại dùng. 

Vải lụa tơ tằm được xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó chúng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Việt Nam. Vào đời Vua Hùng thứ 6, công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên khởi xướng cho việc dệt loại vải lụa này. 

Lụa tơ tằm là loại sợi tự nhiên, được dệt từ sợi tơ của con sâu bướm hay còn gọi là con tằm
Lụa tơ tằm là loại sợi tự nhiên, được dệt từ sợi tơ của con sâu bướm hay còn gọi là con tằm

Tìm hiểu về vải gấm

Cũng được xem là loại vải xa xỉ vốn trước đây chỉ dùng cho vua chúa. Giống như lụa tơ tằm, vải gấm cũng được dệt từ tơ tằm. Ở nước ta, dòng vải gấm tơ tằm cũng được xem là một loại vải thượng hạng, lâu đời với kỹ thuật dệt tinh xảo, phức tạp nhất trong các phương pháp dệt tơ tằm.  

Vải gấm có màu sắc bắt mắt, hoa văn cầu kỳ, khi sờ vào đem lại cho người dùng cảm giác mịn, mượt. Bề mặt của gấm có độ láng bóng nhẹ, độ óng ả tự nhiên nên được sử dụng nhiều và ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. 

Theo dòng lịch sử ghi chép, vải gấm xuất hiện khoảng từ 5000 năm trước tại Trung Quốc, sau đó lan ra các nước lân cận khác như: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… Một số tài liệu cổ đã ghi chép cho biết phương pháp dệt gấm đã xuất hiện ở nước ta từ thời Văn Lang. Vào đời vua Hùng thứ 6, cúng chính công chúa Thiều Hoa là người phát hiện ra phương pháp dệt vải lụa tơ tằm và gấm.

Ngày xưa, gấm chủ yếu được dệt bằng lụa tơ tằm, vì giá trị đắt đỏ của nó nên gấm chỉ dành cho các bậc vua chúa, quan lại sử dụng và làm cống phẩm. Tuy nhiên, ngày nay, khi xã hội phát triển, các kỹ thuật dệt ngày càng được cải tiến, vải gấm được thay thế bằng nhiều chất liệu dệt khác nhau như: cotton, gấm tổng hợp, gấm nhân tạo… để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mỗi loại vải gấm này lại sở hữu những ưu thế riêng nhằm đáp ứng từng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

Chất liệu vải gấm thường quen thuộc với những trang phục truyền thống như: áo bà ba, áo dài… ngày nay, theo tiến trình phát triển của xã hội, chất liệu gấm được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc như: sản xuất chăn ga, gối đệm… Đặc trưng của gấm là có hoa văn được dệt trực tiếp vào sợi vải chứ không đơn thuần là in như những loại vải thông thường. 

Chưa nói đến các công đoạn khác, dệt gấm cũng đòi hỏi cả quá trình cần mẫn và kỳ công. Để dệt được một tấm vải gấm cần đến 2 người thợ một lúc để phối hợp nhịp nhàng với nhau, hiểu ý nhau. Một người ngồi trên, một người ngồi dưới, người ngồi trên kéo hoa, người ngồi dưới đợi khi nào con thoi kêu lên 2 tiếng thì sẽ dệt nối vào. 

Vải gấm có màu sắc bắt mắt, hoa văn cầu kỳ, khi sờ vào đem lại cho người dùng cảm giác mịn, mượt.
Vải gấm có màu sắc bắt mắt, hoa văn cầu kỳ, khi sờ vào đem lại cho người dùng cảm giác mịn, mượt.

So sánh vải lụa tơ tằm và vải gấm

Cả hai loại vải tơ tằm và vải gấm đều có nguồn gốc tự nhiên, được dệt từ tơ tằm, góp phần mang đến những sản phẩm thời trang trang nhã, sang trọng, quý phái. Tuy nhiên, cả hai 2 loại vải này đều có những điểm riêng khác biệt.

Vải gấm là mặt hàng quý, khó dệt nhất trong số những mặt hàng tơ lụa, chính vì thế, ở Việt Nam, vải gấm được mệnh danh là bà chúa của tơ lụa.

Quá trình dệt vải lụa tơ tằm đòi hỏi phải tuân thủ nhiều kỹ thuật phức tạp thì dệt vải gấm cần sự công phu hơn nhiều. Kỹ thuật, bàn tay tài hoa của người thợ dệt vải gấm cao hơn so với người thợ dệt lụa. Nếu lụa tơ tằm là tấm vải trơn, mỏng manh, mềm mại, bóng bảy, có độ mềm mại, rủ nhẹ, phơi khô nhanh, ít bám bẩn, hoa văn lập thể, đơn giản, tinh tế được nhuộm thành nhiều màu sắc thì vải gấm lại có bề mặt cứng, dày dặn hơn, phơi lâu khô, dễ bám bẩn, được được tỉ mỉ cẩn thận để mang đến những họa tiết, hoa văn nổi sinh động trên bề mặt. 

lụa tơ tằm là tấm vải trơn, mỏng manh, mềm mại, bóng bảy, có độ mềm mại, rủ nhẹ, phơi khô nhanh, ít bám bẩn
lụa tơ tằm là tấm vải trơn, mỏng manh, mềm mại, bóng bảy, có độ mềm mại, rủ nhẹ, phơi khô nhanh, ít bám bẩn

Qua bài viết trên đây của Silky, chắc hẳn bạn đã có thể phân biệt được vải lụa tơ tằm và vải gấm rồi đúng không nào? Nếu muốn tìm hiểu thêm về hai chất liệu vải này, mời bạn ghé thăm cửa hàng của Silky để được tư vấn hoặc tham khảo các thông tin bổ ích tại website Silkyvietnam để lựa chọn cho mình sản phẩm lụa 100% tơ tằm dành tặng bản thân vào người thương yêu nhé. 

 

viVietnamese
0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng