Quả mặc nưa là một nguyên liệu quan trọng để nhuộm vải đen theo phương pháp truyền thống. Mặc nưa lành tính, an toàn với làn da và sức khỏe do vậy vải nhuộm mặc nưa luôn được ưa chuộng và săn đón. Hãy cùng SilkyVietnam tìm hiểu cách dùng cây mặc nưa nhuộm vải lụa trong bài viết dưới đây nhé.
Cây mặc nưa là gì?
Đặc điểm của cây mặc nưa
Cây mắc nưa (Diospyros mollis Griff), hay còn được gọi là mắc nưa hay Mac leua. Mặc nưa có nhiều công dụng trong đó đáng chú ý nhất là dùng cây mặc nưa nhuộm vải. Đây là một loại cây quý hiếm được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam.
Mắc nưa thuộc họ Thị. Đây là một họ thực vật có hoa, bao gồm các loài cây như mun, hồng, thị. Họ thị có khoảng 548-768 loài thực vật, gồm cây gỗ và cây bụi thuộc nhiều chi khác nhau. Đa số các loài cây họ thị là cây thường xanh, mọc chủ yếu ở cùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt.
Cây mặc nưa có hoa nhỏ màu vàng nhạt. Một cây có thể có cả hoa cái và hoa đực. Hoa đực mọc thành xim ngăn, cánh có phủ lông, mỗi cụm hoa có từ 1 đến 3 bông. Hoa cái thường mọc riêng lẻ từng bông tại nách lá. Do vậy quả mặc nưa cũng được hình thành riêng lẻ theo từng nách lá.
Quả của cây mặc nưa có hình dạng khá giống quả hồng nhỏ. Khi non, vỏ có màu xanh tươi và sẽ chuyển dần thành xanh đậm, ngả vàng rồi hơi hồng là khi chín hẳn. Quả mắc nưa hình cầu, mỗi cây trưởng thành thường cho thu trái từ 100 kg – 500kg mỗi năm. Trong mỗi quả mặc nưa lại chứa khoảng 3 – 6 hạt.
Thu hoạch và chế biến cây mặc nưa
Mắc nưa được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta. Đặc biệt tại vùng Tân Châu, cây mặc nưa phân bố rất nhiều. Đây cũng là nơi phát triển làng nghề nhuộm vải Lãnh Mỹ A từ trái mặc nưa. Trên thế giới, cây mặc nưa được trồng ở các nước: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào. Tại nước ta, từ Quảng Bình trở vào có cây mun cũng được khai thác và sử dụng tương tự như mặc nưa.
Cây mặc nưa chỉ cho thu hoạch quả vào một dịp trong năm. Mùa thu hoạch mặc nưa thường vào đầu mùa hè, khoảng cuối tháng 4 đến hết tháng 5. Quả mắc nưa được thu hoạch tươi ngay trên cây. Sau đó, mặc nưa được bảo quản và chế biến ngay khi còn tươi để giữ được hiệu quả tốt nhất. Đôi khi mặc nưa cũng được phơi khô để sử dụng lâu dài.
Hiện nay, đa số quả mặc nưa sẽ được giữ và bảo quản tươi. Mặc nưa dùng sắc nước có thể điều trị một số bệnh khác nhau. Quả mặc nưa đem nghiền tươi có thể lấy mủ để nhuộm vải. Mặc nưa sẽ phát huy tốt nhất công dụng khi được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để mặc nưa gần các loại hóa chất bởi dùng tươi dễ bị nhiễm độc. Bên cạnh đó, quả mặc nưa cũng nên được sử dụng tươi để đảm bảo độ tươi cũng như các chất tự nhiên trong quả. .
Tác dụng của cây mặc nưa
Quả mặc nưa được nghiên cứu và chứng minh là ít độc, lành tính. Trái mặc nưa dùng để sắc uống hoặc nghiền lấy nước mang nhiều lợi ích với sức khỏe. Quả và thân cây mặc nưa thường được thu hoạch để sử dụng với các mục đích như:
- Nhuộm màu vải: Lá và quả mặc nưa chứa chất poliquinon. Do đó, mặc nưa được dùng làm nguyên liệu để nhuộm màu đen, đặc biệt là nhuộm tơ lụa. Tuy nhiên, chỉ có quả mặc nưa thường được thu hoạch để nhuộm vải. Trước đây nhân dân thường chỉ dùng mặc nưa để nhuộm vải lụa Lãnh Mỹ A. Sau này, thị trường xuất hiện nhiều loại lụa pha, lụa nylon, mặc nưa còn được dùng để nhuộm cả loại vải này. Vải nhuộm mặc nưa bóng, mịn, lên màu đen huyền rất đẹp, thơm lâu tự nhiên, chất nhựa bệt khiến mặt vải gọn, bóng, không có xơ.
- Chữa bệnh giun sán: Theo dân gian, cây mặc nưa tươi sắc lên uống là bài thuốc chữa bệnh giun sán hữu hiệu. Với chất kháng sinh nhẹ, cây mặc nưa cũng giúp tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Công dụng này có thể đến từ hoạt chất diospyrol có nhiều trong quả và hạt mắc nưa.
- Lấy gỗ: Cả mắc nưa và cây mun đều được dùng để khai thác gỗ. Thân của hai loại cây này có gỗ màu đen, cứng, bền. Các đồ mỹ nghệ và đồ gỗ từ mặc nưa thường được nhiều người sành chơi đánh giá cao và săn đón. Màu đen của gỗ mặc nưa bóng bẩy bắt mắt, càng dùng càng sáng bóng hơn. Đây cũng là loại gỗ quí hiếm, được ưa chuộng trong nghề mộc cao cấp và đồ mỹ nghệ.
Cách dùng cây mặc nưa nhuộm vải lãnh
Mặc nưa là loại cây quý chuyên dùng để nhuộm vải tơ lụa đen xưa. Lụa Lãnh Mỹ A được nhuộm từ trái mặc nưa là niềm tự hào vang bóng một thời, là niềm mơ ước của tất cả các cô gái. Hiện nay nghề nhuộm thủ công đang vật lộn với khó khăn do khan hiếm nguyên liệu và quy trình nhuộm phức tạp, cụ thể như sau:
- Khi vào mùa trái mặc nưa phải được hái khi còn xanh, ưa chuộng nhất là loại xanh già hơi ngả vàng sẽ nhiều mủ, sử dụng ngay sau 2-3 ngày thu hái. Quả mặc nưa khi chín, héo sẽ ít mủ, không thể dùng để nhuộm vải được nữa.
- Quả mặc nưa sau khi được thu hoạch sẽ được sơ chế hết cành và bẩn, đem đi nghiền, giã cùng với nước để lấy nước cốt. Cốt trái mặc nưa chứa nhựa, ban đầu màu vàng nâu sau sẽ chuyển thành đen huyền, bám vải rất tốt.
- Người ta đựng cốt nhuộm trong các thùng lớn, dùng cây vải thành phẩm nhúng vào, đem phơi đập nện liên tục. Chất nhựa mặc nưa đủ bệt khiến xơ vải mịn màng bám sát bề mặt. Mặt vải từ đó bóng mịn như gương. Cuộn vải được nhúng màu trước đây được nện bằng búa sau được thay thế bằng máy nện giúp bà con đỡ vất vả hơn.
- Sân phơi vải thường là các bãi đất rộng, trồng cỏ với nắng to, thoáng để trải lụa đem phơi được nắng.
- Mỗi cây vải hàng khoảng 20-25m, khổ vải 90 để lên màu nhuộm như ý cần 90 – 100 kg trái mặc nưa tươi, trải qua nhúng, nhuộm, phơi, nện khoảng 100 lần, tổng thời gian lên tới 1- 2 tháng nếu thời tiết đẹp.
Cứ thế mỗi cây vải Lãnh được làm ra thấm đẫm mồ hôi, công sức, sự tỉ mỉ, cần mẫn của những người thợ lành nghê. Ấy là nghệ thuật của thiên nhiên, của sức người, trở thành tuyệt tác bền đẹp theo thời gian.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về cách dùng cây mặc nưa nhuộm vải, hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác hoặc tìm mua vải Lãnh Mỹ A nhuộm từ cây mặc nưa tại website của SilkyVietnam